Chào mừng các bạn đến với Trang thông tin điện tử của trường Tiểu Học Mường Luân

GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC CHO HỌC SINH LỚP 1 TRƯỜNG PTDTBT – TH MƯỜNG LUÂN

Thứ ba - 04/10/2022 08:24
Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; giáo dục, bồi dưỡng ý thức trách nhiệm, năng lực và hiệu quả công tác cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho học sinh gắn với việc đưa nội dung các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành, thành hoạt động thường xuyên trong nhà trường.
GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC CHO HỌC SINH LỚP 1 TRƯỜNG PTDTBT – TH MƯỜNG LUÂN
   Năm học 2022 - 2023, Giáo dục và Đào tạo của cả nước, của tỉnh và của huyện tiếp tục mục tiêu nâng cao chất lượng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VI; thực hiện đổi mới theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và Kế hoạch hành động ban hành kèm theo Quyết định số 94/QĐ-UBND ngày 05/2/2015 của UBND tỉnh về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo tỉnh Điện Biên.
Củng cố, nâng cao kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, kết quả xóa mù chữ; tăng cường công tác phân luồng, tư vấn hướng nghiệp và định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông; đa dạng hóa hình thức học tập đáp ứng nhu cầu nâng cao hiểu biết và tạo cơ hội học tập suốt đời cho người dân.
Triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học và luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cho học sinh.
Năm học 2022-2023 tôi được phân công giảng dạy lớp 1A2 Trường PTDTBT - Tiểu học Mường Luân. Trong giai đoạn hiện nay với sự phát triển vượt bậc về công nghệ thông tin, điều kiện văn hóa, văn nghệ phát triển, học sinh đặc biệt là học sinh lớp 1 có nhiều mối quan tâm dẫn đến sao nhãng, kém hứng thú đối với việc học. Mặt khác có nhiều học sinh khi đi ra đường, đến trường cảm thấy mình thiệt thòi, thua kém bạn bè; nhút nhát, rụt rè, ngại giao tiếp. Đặc biệt các em mới ở lớp mầm non lên, sự tập trung còn chưa được lâu.
Cần tạo động lực giúp học sinh tự khẳng định mình, tự tin hơn trong học tập, trong cuộc sống hàng ngày. Tự phát huy được năng lực tự học, giao tiếp và hợp tác trong các hoạt động học tập, các hoạt động giáo dục khác.Tạo động lực học để học sinh có hứng thú khi đến trường, khơi dậy đam mê học tập, thúc đẩy học sinh tự học, tự tin thể hiện năng lực trước bạn bè, thầy cô. Xóa tan sự sợ hãi, rụt rè khi tiếp xúc với bạn bè, thầy cô, những người lạ, trước đám đông.
Trong thực tế tất cả các giáo viên luôn hy vọng bắt đầu bài học với sự lôi cuốn và say mê mà học sinh thực chất muốn hoạt động và học tập. Muốn vậy giáo viên cần có những biện pháp động viên sự miễn cưỡng và hiếu động của học sinh giúp việc học tập trở lên vui vẻ, thú vị cần thiết.
Trong quá trình giảng dạy, tôi đã tìm hiểu những yêu cầu cần đạt về chuẩn kiến thức kĩ năng đối với mảng kiến thức này, biết được một số thắc mắc, khó khăn, tồn tại và nguyên nhân dẫn đến các em không có hứng thú học và hiệu quả học tập chưa cao đối với mạch kiến thức này. Từ đó đề ra một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và học sinh, đó là:
Tạo động lực học từ sự gần gũi, chia sẻ và những lời khen ngợi
2
Tạo hứng thú cho các em học sinh thông qua học tập......
4
Hướng dẫn học sinh cách vệ sinh trường lớp
5
          - Hài ước trong lớp học của mình, hài ước khi tham gia chơi cùng học sinh: Sự hài ước đem đến cho học sinh những giây phút thoải mái, chơi với học sinh tôi tạo cho học sinh sự gần gũi và yêu quý mình. Khi học sinh yêu quý, học sinh sẽ có hứng thú tham gia vào giờ học; các hoạt động giáo dục mà tôi tổ chức, từ đó tôi cũng thu hút được sự tập trung vào giờ học của học sinh.
1
Hứng thú trong giờ ra chơi
- Đối với những học sinh xa trường, gia đình còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, các em được ăn, nghỉ tại trường tôi hướng dẫn các em cách vệ sinh cá nhân, cách tự sắp xếp đồ dùng cá nhân. Thường xuyên giúp các em dọn dẹp giường ngủ gọn gàng.
6
Hướng dẫn các em học sinh nội trú gấp chăn màn, vệ sinh cá nhân, ăn uống
7

- Không chỉ gần gũi chia sẻ với học sinh tôi còn dạy học sinh cách quan tâm chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn với bạn, chia sẻ cách học, cách làm bài với bạn. Để học sinh phát huy năng lực giao tiếp, hợp tác
8

- Để tăng thêm động lực học tập cho học sinh, một việc làm không thể thiếu đó là khen ngợi, động viên học sinh mỗi khi các em có những tiến bộ trong học tập, hoặc các em tự hoàn thành một nhiệm vụ học tập nào đó.  Lời khen có động lực giúp học sinh tích cực tự học và phấn chấn khi được cô và các bạn khen. Bằng lời khen từ tiến bộ nhỏ dần dần các em sẽ có tiến bộ trong học tập và rèn luyện.
    Tạo động lực từ những trò chơi vận động giữa giờ.
Một đặc thù cơ bản của học sinh lớp một là thiếu tập trung. Để học sinh tập trung vào bài học thì không khí của giờ học phải thoải mái. Vừa học vừa chơi nhưng không phải giờ học nào cũng vừa học vừa chơi mà có được chất lượng như mong muốn. Nếu như chơi xong học sinh lại thiếu tập trung, tôi dạy học sinh cách lấy lại sự tập trung bằng cách:
- Khi giáo viên nhắc “học sinh” thì cả lớp sẽ có câu khẩu hiệu đáp lại “ trật tự” sau đó học sinh tự giác ngồi ngay ngắn lại.
- Ngoài những trò chơi học tập tôi để tạo hứng thú thu hút học sinh vào giờ học tôi còn dạy học sinh một số trò chơi vận động đi kèm với động tác minh họa để và các câu khẩu hiệu khác nhau:
- Tạo sự sảng khoái khi bắt đầu một buổi học hay sau giờ ra chơi vào lớp tôi dạy học sinh như sau: Bạn quản trò nói “sảng khoái” cả lớp đứng thẳng chân chếch chữ V, hai tay lên cao lòng bàn tay hướng vào nhau cười to: ha ha ha…, sau đó nắm hai tay giơ trước ngực hô to “de” ba lần.
9
Hứng thú trong học tập
+ Trước hoạt động học toán hoặc làm một bài tập nào đó tôi cũng dùng cách này nhưng với câu khẩu hiệu đổi khác một chút:  bạn quản trò nói “tự tin”. Toàn bộ học sinh trong lớp đứng dậy đưa tay phải ra trước nói: “Bạn làm được”, đưa tay phải đặt lên ngực nói “Tôi làm được”, đưa tay phải ra trước nói: “ Bạn làm một tôi làm hai”.
10

Sau hơn một tháng học, áp dụng “Giải pháp tạo động lực học cho học sinh lớp 1”.  Học sinh của tôi đã có nhiều tiến bộ hơn trong giao tiếp, đã biết hợp tác. Đã biết tự học, tự hoàn thành các hoạt động được giao.
 

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Thúy - Tổ viên tổ khối 1+2

Nguồn tin: Trường PTDTBT - TH Mường Luân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

Doi CTGDPT
Bảng xếp hạng thi đua tuần
Tên lớp Xếp hạng
1A1 1
1A2 2
2B1 3
Xem chi tiết
THÀNH VIÊN
HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay18
  • Tháng hiện tại4,448
  • Tổng lượt truy cập241,277
Lịch kiểm tra
KH
Sổ liên lạc
VĂN BẢN
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính