Chào mừng các bạn đến với Trang thông tin điện tử của trường Tiểu Học Mường Luân

Trường Tiểu học Mường Luân- Tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm

Thứ hai - 28/12/2020 15:56
Thực hiện sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo nhà trường, Sáng ngày 28/12/2020 Ban Quản trú trường tiểu học Mường Luân tuyên truyền về “vệ sinh an toàn thực phẩm” đến các em học sinh có thêm hiểu biết về cách phòng tránh và cách xử trí khi xảy ra ngộ độc thực phẩm.
Trường Tiểu học Mường Luân- Tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm
An toàn thực phẩm đang là mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển.Việc bảo đảm an toàn thực phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người mà còn tác động  tới sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội ,an ninh chính trị và quan hệ quốc tế. Ở nước ta nói chung, tỉnh Điện Biên nói riêng công tác bảo đảm ATTP đã được các cấp ủy đảng, chính quyền hết sức coi trọng, đặc biệt trong việc ban hành các văn bản làm cơ sở cho việc quản lý vấn đề ATTP.
Tiết trời nóng ẩm trong mùa mưa là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus phát triển mạnh và là nguyên nhân chủ yếu gây ngộ độc thức ăn (vi sinh vật, hoá chất, thực phẩm chứa chất độc tố tự nhiên) chưa được kiểm soát.
z2250853991257 0faa45882f33d76fd91d48e24c0b63fd
Buổi tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm cho các em học sinh trong nhà trường
Trong mùa mưa, nguy cơ ngộ độc cao nhất là từ thức ăn có nguồn gốc động vật và các loại thực phẩm có nhiều dầu, đạm như: cá, hải sản, sữa… nếu không được chế biến kỹ, nấu xong không ăn ngay hoặc sau khi ăn bảo quản không cẩn thận thì nguy cơ gây ngộ độc là rất cao. Thức ăn để trước 6 giờ có thể tạm coi là vô khuẩn nhưng sau 6 giờ, vi khuẩn đã có thể nhân lên gây ngộ độc. Rau quả chỉ có thể bảo quản được từ 3- 5 ngày. Chú ý khâu vệ sinh tay và dụng cụ ăn uống trong quá trình chế biến thực phẩm. Đối với tủ lạnh, ngoại trừ ngăn đá là vi khuẩn không phát triển được, còn các ngăn làm lạnh khác chỉ có tác dụng hạn chế, làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Do vậy, nếu đưa quá nhiều thứ vào tủ lạnh, không khí không lưu thông, nhiệt độ không đảm bảo, thực phẩm sống để cùng với thức ăn đã được nấu chín sẽ làm cho thực phẩm nhanh hỏng. Đặc biệt, nên chú ý ăn chín, uống sôi đề phòng ngộ độc.
z2250854028229 df3e08d553bc9915777f438c26013a87
Thầy giáo: Đào Đăng Định - trưởng ban quản trú đang tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm cho các em học sinh trong nhà trường
*Các bệnh thường gặp do nhiễm khuẩn - nhiễm độc thức ăn:
Bệnh tả, bệnh viêm ruột- dạ dày, bệnh viêm cấp tiểu- đại tràng do vi khuẩn và độc tố ruột; bệnh viêm dạ dày - tiểu tràng cấp và nhiễm độc toàn thân do ngoại độc tố tụ cầu vàng, do ăn thức ăn nguội hoặc kể cả các thức ăn nhiễm tụ cầu đã được nấu chín, thường gặp nhất là các món sốt trứng, thịt nguội.
Bệnh viêm dạ dày- ruột kiểu tả hoặc tiêu chảy có hội chứng lý do Ăn uống thực phẩm chưa nấu chín bị ô nhiễm như hải sản sống, mắm tôm sống...
Hội chứng viêm ruột, viêm não, màng não hay nhiễm khuẩn huyết do ăn tiết canh.
Vì thế để đảm bảo sức khỏe một cách tốt nhất người dân cần chủ động trong việc phòng chống ngộ độc thực phẩm.
Cách phòng bênh:
- Không ăn các loại thịt sống hoặc chưa nấu chín.
- Rửa sạch rau quả trước khi ăn sống.
- Chọn thực phẩm an toàn.
- Nấu kĩ thức ăn.
- Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín:
- Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín, bảo quản ở nhiệt độ an toàn .
- Đun kĩ lại thực phẩm trước khi ăn.
- Không để lẫn thực phẩm sống và chín.
- Luôn rửa tay chế biến thực phẩm sạch sẽ.
 - Giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ. 
 - Bảo vệ thực phẩm khỏi các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các loài động vật khác.. 
- Sử dụng nguồn nước sạch.
 *Cách xử trí khi xảy ra ngộ độc thực phẩm
      Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, chúng ta cần biết một số tác động cần thiết:
- Đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.
- Đình chỉ việc sử dụng thực phẩm nghi ngờ, niêm giữ toàn bộ thức ăn đó lại (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu), và báo ngay cho cơ quan chức năng đến điều tra xác định nguyên nhân.
- Vệ sinh, tẩy uế khu vực có chất nôn, phân, nước tiểu của người bị ngộ độc thực phẩm và thực hiện chế độ cách ly nghiêm ngặt đề phòng sự lây lan của dịch bệnh.
- Thực hiện các biện pháp diệt ruồi, nhặng, gián, chuột và các hướng dẫn vệ sinh phòng chống dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành y tế.

Tác giả bài viết: Đoàn Văn Tân

Nguồn tin: Tiểu học Mường Luân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

Doi CTGDPT
Bảng xếp hạng thi đua tuần
Tên lớp Xếp hạng
1A1 1
1A2 2
2B1 3
Xem chi tiết
THÀNH VIÊN
HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay7
  • Tháng hiện tại4,437
  • Tổng lượt truy cập241,266
Lịch kiểm tra
KH
Sổ liên lạc
VĂN BẢN
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính